5 rào cản khiến doanh nghiệp chậm phát triển hạ tầng CNTT

Tư duy ngại thay đổi, phớt lờ xu hướng số hoá… là những lý do chính khiến doanh nghiệp loay hoay trong quá trình phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.

Hạ tầng CNTT được xem là “nền móng” cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn công ty hiện nay vẫn “mắc kẹt” trong những tư duy truyền thống, khiến họ vô tình bỏ lỡ cơ hội tận dụng công nghệ để làm đòn bẩy nâng tầm doanh nghiệp.

Dưới đây là 5 nguyên nhân khiến doanh nghiệp chậm phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:

Tư duy ngại thay đổi

Công nghệ luôn thay đổi từng ngày và việc chủ động cập nhật thông tin, kiến thức của đội ngũ IT là yếu tố quyết định mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc vận hành cơ sở hạ tầng CNTT. Cho dù mạnh tay đầu tư hạ tầng ban đầu, công nghệ ấy cũng nhanh chóng lạc hậu theo thời gian, đồng nghĩa với việc công ty đang dần bị bỏ lại phía sau trong nhịp sống số.

Tâm lý ngại thay đổi và trung thành với một hệ thống CNTT cũ kỹ nhìn sơ qua tưởng chừng vô hại và tiết kiệm chi phí, nhưng thực chất sẽ cướp đi cơ hội phát triển của doanh nghiệp và tổn thất này không thể đo đếm bằng tiền bạc.

ty-phu-bill-gates-nho-bien-so-xe-cua-tung-nhan-vien-2

Phớt lờ xu hướng số hóa

Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI 2019) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 67% doanh nghiệp cho biết họ đã tự động hoá một phần công việc trong 3 năm qua và có tới 75% công ty dự định sẽ tự động hoá công việc mới trong 3 năm tới. Điều này chứng tỏ số hóa là xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0. Không chỉ đơn giản chạy theo xu hướng, mà thực tế đã chứng minh những lợi ích thiết thực của số hóa khi ứng dụng vào việc kinh doanh: tiết kiệm chi phí, đơn giản hóa quy trình,  nâng cao hiệu suất làm việc, bảo mật thông tin…

Việc phớt lờ xu hướng số hóa khiến một công ty không thể hiện được bản sắc riêng và tự đánh mất đi cơ hội phát triển, nâng cao vị thế trên thị trường ngày càng khốc liệt.

Xem nhẹ các cuộc tấn công mạng

Tấn công có chủ đích xảy ra từng giờ trên thế giới. Chúng ta chỉ quen cập nhật các tin tức các công ty triệu đôla trên thế giới bị giảm thị phần, tụt giá cổ phiếu không phanh trong một đêm vì một cuộc tấn công có chủ đích từ nhóm tội phạm mạng nào đó. Bất kể việc kinh doanh lớn hay nhỏ, nguồn dữ liệu luôn là cột sống, một khi đã bị “tổn thương” ít nhiều cũng sẽ để lại hậu quả và di chứng về sau. Vậy nên hãy luôn chủ động phòng vệ, cập nhật các ứng dụng bảo mật giúp hệ thống CNTT luôn ở vùng an toàn nhất.

cong-nghe-4.0

Quan niệm công nghệ cao đồng nghĩa với chi phí cao

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn có ngân sách hạn chế trong việc đầu tư hệ thống CNTT. Điều này hình thành nên tâm lý “công nghệ cao sẽ tốn nhiều tiền” mà không cần kiểm chứng và tìm hiểu thông tin cụ thể. Thực chất, việc ứng dụng công nghệ cao với chi phí đắt đỏ từng xảy ra, nhưng là ở những thập kỷ trước, khi mà công nghệ còn là một thứ mới mẻ. Nhưng với sự phát triển không ngừng, công nghệ hiện tại trở nên thân thiện và chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Chưa quan tâm phát triển đội ngũ nhân viên IT

Đội ngũ IT theo cách vận hành truyền thống chịu trách nhiệm phần lớn về cơ sở hạ tầng CNTT và tất cả các công việc liên quan đến kỹ thuật, máy móc… khiến bộ phận này luôn trong tình trạng quá tải, dẫn đến hiệu quả làm việc không như mong đợi.

Việc chủ động quan tâm, khuyến khích tinh thần học hỏi, tạo điều khiện cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo chuyên môn giúp nâng cao kiến thức đội ngũ IT để họ có thể chủ động tìm hiểu và tiếp cận các công cụ số hóa, giúp đơn giản hóa quá trình làm việc, nâng cao hiệu quả làm việc.

Đổi mới cơ sở hạ tầng CNTT sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp nên thay đổi góc nhìn để thấy công nghệ số vô cùng thân thiện và hữu dụng với chi phí hợp lý. Hội thảo trực tuyến của Softline sẽ đưa ra những giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp trong qua trình chuyển đổi số.