Số lượng người dùng internet trên các nền tảng số tại Đông Nam Á đã đạt 310 triệu người – sớm hơn 5 năm so với dự báo trước đó.
Theo một báo cáo do ZDnet dẫn lại, năm 2020 tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc về người dùng Internet. Riêng tại Đông Nam Á, số lượng người dùng internet trên các nền tảng số đã đạt 310 triệu người – sớm hơn 5 năm so với dự báo trước đó, trong đó mạng xã hội vẫn giữ vị trí đứng đầu trong hành vi sử dụng Internet của người dùng.
Lượng người dùng mạng xã hội tại các nước trên thế giới tính tới tháng 6/2020
Tăng trưởng người dùng Internet nói chung và mạng xã hội nói riêng đã mang lại kênh bán hàng mới cho doanh nghiệp, hay còn gọi là Social Commerce. Sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram… làm phương tiện bán hàng, Social Commerce hiểu đơn giản là sự kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và Ecommerce (Thương mại điện tử).
Năm 2018, quy mô thị trường Social Commerce tại Việt Nam đã đạt đến con số 5,9 tỉ USD. Theo báo cáo của Google và Temasek, toàn bộ thị trường Ecommerce Việt Nam dù vẫn giữ đà tăng trưởng 30% mỗi năm nhưng mới chỉ đạt quy mô gần 3 tỉ USD trong giai đoạn này.
Tới năm 2019, theo báo cáo “Conversational Commerce – the next gen of E-com” do BCG và Facebook thực hiện tại Đông Nam Á, 45% người dùng cho biết, họ mua sắm online lần đầu tiên qua cuộc trò chuyện với người bán. Đến năm 2020, tác động của đại dịch COVID-19 đã mang nhiều người dùng mới đến với việc mua sắm trực tuyến, trong đó mua qua chat là trải nghiệm đầu tiên của họ.
Bùng nổ” mua sắm trên mạng xã hội kéo theo sự ra đời của Social Commerce
Còn theo số liệu từ Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), trong 6 tháng đầu năm 2020 đã có 200 triệu giao dịch thanh toán qua Internet với giá trị khoảng 12,9 triệu tỉ đồng, tăng 36% giá trị so với cùng kỳ 2019. Số lượng giao dịch qua điện thoại di động lên tới 472 triệu giao dịch (bằng 178% so với năm 2019) với giá trị khoảng 4,9 triệu tỉ đồng (bằng 177% so với năm 2019).
Do đó, để chuẩn bị cho xu hướng bán hàng trên mạng xã hội, hay các công nghệ bán hàng tự động hoá như chatbot, livestream, một trong những công cụ thiết yếu chính là trải nghiệm thanh toán. Hiện nay, các đơn hàng qua kênh này vẫn đang chủ yếu là tiền mặt; trong khi đó đối với thương mai điện tử, tỉ lệ thanh toán trực tuyến đã chiếm 40%. Nhu cầu về các công cụ thanh toán trên nền tảng mạng xã hội đã dẫn đến sự ra đời của Social Payment – công cụ thanh toán trên nền tảng mạng xã hội.
Tại Việt Nam, Social Payment vừa được mở đường bởi PayME, với các giải pháp kết hợp thanh toán mạng xã hội và mô hình ví điện tử mở. Đây là nền tảng ví điện tử mở (Open e-wallet) kết hợp thanh toán mạng xã hội (Social Payment), vận hành theo mô hình B2B2C. Trước đó, một số nơi trên thế giới đã sớm đưa vào ứng dụng các giải pháp tương tự.
Giải pháp của PayME có hai tính năng là PayME Link (gửi tiền thông qua một liên kết) và PayME Key (bàn phím hỗ trợ thanh toán nhanh). Hai tính năng này cho phép người gửi và người nhận tiền thực hiện các lệnh thanh toán ngay trong bất kỳ một cuộc hội thoại nào, không cần mở ứng dụng thanh toán, không cần biết số tài khoản, số điện thoại. Nó có thể ứng dụng trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram… đến ứng dụng riêng.