Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì việc xây dựng biện pháp khắc phục những rủi ro là điều rất cần thiết.
Thực tế, nó yêu cầu các chuyên gia quản trị cần dùng những kinh nghiệm để khắc phục, báo cáo những vấn đề tiêu cực xảy ra. Nhằm yêu cầu doanh nghiệp cần có một hệ thống phòng ngự thích hợp. Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ mạnh mẽ như hiện nay, hầu hết muốn quản trị doanh nghiệp vững vàng cần trải qua 5 bước cơ bản dưới đây:
5 bước rủi ro doanh nghiệp cần biết!
Bước 1: Xác định rủi ro
Trước hết, bạn cần xác định rõ ràng những rủi ro mà doanh nghiệp của bạn có thể vướng phải trong quá trình kinh doanh. Có rất nhiều loại rủi ro có thể xảy ra như: rủi ro pháp lý, rủi ro thị trường, rủi ro môi trường… và hàng loạt những rủi ro khác. Có một điều rằng, bạn càng xác định được nhiều rủi ro thì bạn càng có định hướng và cách giải quyết tốt hơn.
Trong thời đại công nghệ bùng nổ mạnh mẽ như hiện tại, có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tìm đến các công cụ nhụ nhằm khắc phục rủi ro, nơi lưu trữ và cập nhập mọi thông tin. Bởi vậy, mọi bên có liên quan đều có thể dễ dàng phát hiện tình hình và tiến độ công việc để giải quyết một cách nhanh chóng.
Bước 2: Phân tích những rủi ro
Để quản trị triệt để những rủi ro, doanh nghiệp cần phân tích rõ mọi rủi ro dựa trên những tiêu chí:
– Phạm vi gặp rủi ro
– Mối quan hệ giữa các thành tố doanh nghiệp với những rủi ro
– Mức độ ảnh hưởng giữa các rủi ro với thành tố ấy. Có những rủi ro có thể khiến doanh nghiệp chết đứng, thì bên cạnh đó cũng có những rủi ro khiến doanh nghiệp bất tiện nhỏ xíu không đáng kể.
– Kiểm tra những rủi ro bằng nhiều tài liệu, chính sách, thủ tục và những quy trình kinh doanh khác. Hoạt động phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được những nguyên nhân sâu xa dẫn đến rủi ro.
Bước 3: Đánh giá và xếp hạng rủi ro
Tưởng chừng những rủi ro thì không cần đánh giá và xếp hạnh. Nhưng trên thực tế, doanh nghiệp nên xếp hạng các rủi ro, để có cái nhìn toàn diện và tổng thể về mức độ nguy hiểm có thể gặp.
Một rủi ro chỉ gây ra những bất tiện nhỏ được đánh giá là rủi do thấp. Bên cạnh đó, nếu rủi ro khiến tổn hại, mất mát thảm khốc được đánh giá là xếp hạng cao. Doanh nghiệp có thể gặp phải nhiều rủi ro cấp thấp, và nó không cần thiết phải để lãnh đạo cấp cao can thiệp vào. Tuy nhiên, nếu rủi ro đến được đánh giá là cao, thì chắc chắn nó cần được kiểm soát chặt chẽ dưới tay của những đội ngũ cấp cao.
Bước 4: Xử lý rủi ro gặp phải
Tốt nhất, các doanh nghiệp nên cố gắng hạn chế hoặc loại bỏ nhanh chóng và tốt nhất những rủi ro đã được xác định và xếp hạng. Thông thường, điều này sẽ được thực hiện bằng việc kết nối giữa doanh nghiệp với các chuyên gia trong lĩnh vực gặp rủi ro (tài chính – chuyên gia tài chính, rủi ro pháp luật – luật sư kinh tế…). Sau đó, doanh nghiệp cần bố trí và sắp xếp lịch họp để mọi người trực tiếp trao đổi, ngăn ngừa và ứng phó.
Bước 5: Theo dõi và xem xét các rủi ro
Thực tế, không phải hầu hết tất cả những rủi ro đều có thể giải quyết, mà còn một số rủi ro vẫn tồn tại. Rủi ro về thị trường và rủi ro về môi trường là hai ví dụ thường gặp. Khi đã xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro thành công, doanh nghiệp luôn cần phải quan sát và theo dõi chặt chẽ mọi thứ xung quanh từ đó đưa ra cho mình sự lựa chọn đúng đắn.