Chuyển đổi số – xu thế tất yếu trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay cả nước đang đối diện “thách thức kép” là vừa chống dịch vừa chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt hiệu quả để phục hồi phát triển kinh tế – xã hội.

Nâng cao nhận thức, phát triển nhân lực

Để triển khai kế hoạch và thực hiện việc chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 146/QĐ- TTg phê duyệt đề án “nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030”. Mục tiêu của Đề án nhằm tạo sư chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo và các bộ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số trong tương lai.

Theo kế hoạch, trong Đề án mục tiêu đến năm 2025, thì lãnh đạo các cấp ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số. Bên cạnh đó, mọi người dân phải cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

Theo đó, mục tiêu đên năm 2025 thì 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được đào tạo về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số; 100% các bộ phận phụ trách chuyển đổi số công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo về công nghệ số.

Đối với người dân trong độ tuổi lao động phải biết và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ trực tuyến và dịch vụ một số loại hình thiết yếu trong đời sống: các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, ngân hàng… Về lĩnh vực giáo dục hoàn thiện mô hình “ Giáo dục số” sau đó triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học.

Khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia mô hình này để nhân rộng trên toàn quốc. Về cơ sở giáo dục các cấp tiểu học, trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động STEM và kỹ năng số. Để được những mục tiêu trên thì việc đào tạo nguồn nhân lực vô cùng quan trọng thì đội ngũ kỹ sư, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng phải có thế mạnh về chuyển đổi số.

Con người là trung tâm

Thực hiện chuyển đổi số sẽ có tác động đến mọi cơ quan, đơn vị và địa phương, do đó, phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là mục tiêu, là động lực của chuyển đổi số. Cho nên, cần phải có tư duy đột phá với tầm nhìn chiến lược, có giải pháp, cách làm phù hợp, nhưng phải bám sát thực tiễn để xây dựng chương trình, kế hoạch có trọng tâm, trọng điểm.

Theo đó, mục tiêu chuyển đổi số là “lấy người dân làm trung tâm” trong chuyển đổi số. Ngoài ra, quan điểm của tỉnh xem chuyển đổi số là một trong những giải pháp quan trong thúc đẩy tăng truởng, làm thay đổi toàn diện phương thức quản lý của cả hệ thống chính trị, mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống xã hội của nguời dân, là con đuờng ngắn nhất để tỉnh phát triển nhanh, ngày càng hiện đại, giàu mạnh.