Có nên đóng: Chi phí bảo trì phần mềm kế toán?

– Chi phí bảo trì phần mềm ko chỉ là để hỗ trợ KH mà còn là để phát triển các phiên bản nâng cấp. Việc phát triển nâng cấp không chỉ khắc phục lỗi mà còn liên tục phát triển các tính năng mới. Nhiều khi người dùng đầu cuối có thể không biết rằng việc khắc phục các lỗi là rất quan trọng (mặc dù tưởng là nó không ảnh hưởng tới mình) như thay đổi thuật toán làm tăng tốc độ tính toán, v.v…..

Ví dụ, Microsoft luôn nâng cấp Windows để vá các lỗ hổng bảo mật mà ta thấy “nâng cấp xong có thay đổi gì đâu” . Thực tế, máy tính cài windows có bản quyền và liên tục được updates thì rất ít khi bị virus.

Bên cạnh đó, PMKT là 1 dạng phần mềm mang tính nghiệp vụ & tính quản lý cao, vì thế các nghiệp vụ, các tính năng quản lý luôn luôn được nâng cấp để theo kịp nhu cầu quản lý luôn thay đổi trong thế giới kinh doanh ngày nay. Chính vì thế, các nhà phát triển phần mềm cần được hỗ trợ từ chính KH để liên tục phát triển những sản phẩm phần mềm với chất lượng cao nhằm phục vụ cho chính KH của họ.

– Nhiều khi bạn thấy PM ko có lỗi, ko phải hỗ trợ mấy đúng ko? Nhưng đùng 1 cái máy tính của bạn có vấn đề (virus, hỏng ổ cứng, lỗi windows, mất dữ liệu,…) thì bạn sẽ cần tới dịch vụ hỗ trợ của NCC phần mềm. Nếu bạn ko ký bảo trì thì ở trường hợp đó NCC sẽ tính phí theo vụ việc. Dĩ nhiên do ko ký bảo trì nên “vụ việc” đó sẽ ko nằm trong kế hoạch hỗ trợ của NCC và khi đó “vụ việc” sẽ được tính phí cực cao và khi đó chính doanh nghiệp (KH) lại là bên mất nhiều chi phí hơn so với khi ký bảo trì.

– Có 1 ví dụ để bạn hình dung là lĩnh vực bảo hiểm. Không ai muốn mình bị tai nạn, bị chết, bị mất hàng hóa, bị chìm thuyền, bị đâm hỏng xe,…nhưng tất cả đều mua bảo hiểm cho những rủi ro đó. Tại sao mua bảo hiểm thì chắc mình ko cần giải thích đúng ko?

Chi phí bảo trì là bao nhiêu thì phù hợp? Tùy từng sản phẩm phần mềm, chính sách dịch vụ hỗ trợ… mà có giá trị khác nhau. Thông thường giá trị hợp đồng bảo trì phần mềm được tính dựa trên tổng giá trị bản quyền mà KH mua (chứ ko phải tổng giá trị hợp đồng nhé). Con số đó thường là từ 15% đến 30% tổng giá trị bản quyền (tùy từng công ty quy định).

Comments are closed.