Công nghệ giúp doanh nghiệp đổi mới sản xuất

Các nghiên cứu và thực tiễn phát triển đã cho thấy, hầu hết sự đổi mới sáng tạo được cho là có sự thúc đẩy trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những công nghệ mới, ngay cả trong đổi mới mô hình kinh doanh, sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng… đều có yếu tố tác động của công nghệ. Vì thế, hiểu biết về những công nghệ mới và tác động của nó, sẽ là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp (DN) có thể thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo liên tục, nhanh hơn.

Công nghệ mới tác động rất lớn đến thị trường và tạo động lực cho thị trường. Trong thời đại kỹ thuật số, điều này càng thấy rõ và đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết. Công nghệ mới xuất hiện, nó đã khiến phá vỡ nhiều thị trường. Chẳng hạn, công nghệ truyền phát trực tuyến đã tạo đột phá trong hoạt động của ngành công nghiệp âm nhạc; công nghệ truyền hình và phim ảnh, mạng xã hội đã phá vỡ hoàn toàn lĩnh vực truyền thông truyền thống; hay tại các công ty hàng đầu, công nghệ phát triển từ một công cụ chức năng, nay đã trở thành nền tảng cho sự đổi mới đột phá trong sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, các công nghệ mới (số hóa) đã khiến hành vi tiêu dùng, các giao dịch và các hoạt động tương tác khác chuyển hướng mạnh từ trực tiếp, sang gián tiếp, trực tuyến, từ xa…, dựa trên nền tảng các ứng dụng công nghệ số là sản phẩm của quá trình trình đổi mới, sáng tạo, các DN đã đưa ra để đáp ứng nhu cầu đỏi hỏi của thị trường và xu thế phát triển.

Hãy cùng xem xét 5G. Khi 5G bắt đầu trở thành hiện thực trên thị trường, nhiều khả năng và tiềm năng mới đã xuất hiện. Chẳng hạn như có thể chia nhỏ mạng, độ trễ 5G cực thấp, tốc độ nhanh và độ tin cậy cực cao. Những khả năng này đang cho phép nhiều ứng dụng sử dụng mới, từ các phương tiện điều khiển từ xa trong hầm mỏ, đến các cảm biến nhỏ có tuổi thọ pin hàng chục năm… Các tính năng công nghệ sẽ biến đổi các logic hiện tại trong nhiều DN và tạo ra thị trường mới cho những DN có thể nhìn thấy được tiềm năng đó.

Hay trí tuệ nhân tạo (AI), là một lĩnh vực công nghệ nóng khác đã xuất hiện, sẽ mở ra các thị trường mới và các ngách thị trường trong nhiều ngành công nghiệp. AI sẽ giúp các DN theo đuổi các thị trường mới, là công cụ trợ giúp hiệu quả trong kinh doanh. Khi công nghệ mới được thiết lập trong xã hội, nó cũng sẽ thúc đẩy các hành vi mới của mọi người với vai trò người tiêu dùng, những hành vi mới này đại diện cho các thị trường mới tiềm năng.

Đổi mới và công nghệ có sự đan xen chặt chẽ với nhau. Hai cách rất đáng chú ý mà công nghệ thúc đẩy sự đổi mới tiến lên, đó là nó thúc đẩy sự mày mò và thử nghiệm, thúc thúc đẩy quá trình đổi mới. Ngày trước, việc thử nghiệm các công nghệ mới chỉ có thể được thực hiện bởi các tập đoàn đa quốc gia hoặc các phòng nghiên cứu do chính phủ tài trợ. Ngày nay, công nghệ với giá cả phải chăng, kỹ thuật số và các lĩnh vực khác, có thể giúp hầu hết các DN lớn và nhỏ đều có thể thử nghiệm các ý tưởng mới theo những cách hoàn toàn mới cả trong thực tế và trong các phòng thí nghiệm.

Một cách khác mà các công nghệ mới nổi (đặc biệt là AI) có thể làm tăng tốc độ đổi mới, sáng tạo, bằng cách loại bỏ các trở ngại về sự không chắc chắn hoặc thiếu thông tin. Việc liên tục xác định và đưa ra các giả thuyết với tốc độ nhanh nhất, chắc chắn sẽ làm cho quá trình đổi mới tập trung hơn, hiệu quả hơn trong việc đưa ra các giải pháp ứng dụng mạnh mẽ. AI, vượt trội hơn nhiều so với con người trong việc phân tích khối lượng lớn dữ liệu ngay lập tức, cắt giảm đáng kể các quy trình đổi mới. Dữ liệu được coi là protein của hệ thống AI, nếu có đủ lượng dữ liệu, AI sẽ có thể làm tăng tốc độ đổi mới nhanh.

Giờ đây, sự tiến hóa của công nghệ đã đạt đến điểm mà nó có thể giúp con người vượt qua những bước đi ngắn về nhận thức. Khi tâm trí con người không thể hiện được những đặc điểm có lợi cho việc thúc đẩy sự thay đổi và tư duy sáng tạo, thì công nghệ có thể giúp mang lại một động lực để hướng tới một năng lực đổi mới lớn hơn. Một lĩnh vực gần gũi với chúng ta là ngành thiết kế, nhà thiết kế ngày nay có một bộ khả năng và công cụ hoàn toàn mới để thiết kế và tạo mẫu, điều mà cách đây một thập kỷ đã không thể thực hiện được. Chẳng hạn, Ericsson Strategic Design Lab, đang làm việc với các thành phố về việc quy hoạch thành phố và sử dụng thực tế ảo (AR) để loại bỏ các tòa nhà khỏi môi trường thực, đặt các mô hình của kiến trúc mới vào đó. Điều này, đã tạo ra một công cụ hữu ích giúp họ có thể khám phá quy hoạch thành phố với chi phí cực thấp, những khả năng này cách đây vài năm chỉ là tưởng tượng.