Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong phát triển công nghiệp

Đổi mới và công nghệ có sự đan xen chặt chẽ với nhau. Hai cách rất đáng chú ý mà công nghệ thúc đẩy sự đổi mới tiến lên, đó là nó thúc đẩy sự mày mò và thử nghiệm, thúc đẩy quá trình đổi mới. Ngày trước, việc thử nghiệm các công nghệ mới chỉ có thể được thực hiện bởi các tập đoàn đa quốc gia hoặc các phòng nghiên cứu do chính phủ tài trợ. Ngày nay, công nghệ với giá cả phải chăng, kỹ thuật số và các lĩnh vực khác, có thể giúp hầu hết các DN lớn và nhỏ đều có thể thử nghiệm các ý tưởng mới theo những cách hoàn toàn mới cả trong thực tế và trong các phòng thí nghiệm.

Một cách khác mà các công nghệ mới nổi (đặc biệt là AI) có thể làm tăng tốc độ đổi mới, sáng tạo, bằng cách loại bỏ các trở ngại về sự không chắc chắn hoặc thiếu thông tin. Việc liên tục xác định và đưa ra các giả thuyết với tốc độ nhanh nhất, chắc chắn sẽ làm cho quá trình đổi mới tập trung hơn, hiệu quả hơn trong việc đưa ra các giải pháp ứng dụng mạnh mẽ. AI, vượt trội hơn nhiều so với con người trong việc phân tích khối lượng lớn dữ liệu ngay lập tức, cắt giảm đáng kể các quy trình đổi mới. Dữ liệu được coi là protein của hệ thống AI, nếu có đủ lượng dữ liệu, AI sẽ có thể làm tăng tốc độ đổi mới nhanh.

Giờ đây, sự tiến hóa của công nghệ đã đạt đến điểm mà nó có thể giúp con người vượt qua những bước đi ngắn về nhận thức. Khi tâm trí con người không thể hiện được những đặc điểm có lợi cho việc thúc đẩy sự thay đổi và tư duy sáng tạo, thì công nghệ có thể giúp mang lại một động lực để hướng tới một năng lực đổi mới lớn hơn. Một lĩnh vực gần gũi với chúng ta là ngành thiết kế, nhà thiết kế ngày nay có một bộ khả năng và công cụ hoàn toàn mới để thiết kế và tạo mẫu, điều mà cách đây một thập kỷ đã không thể thực hiện được. Chẳng hạn, Ericsson Strategic Design Lab, đang làm việc với các thành phố về việc quy hoạch thành phố và sử dụng thực tế ảo (AR) để loại bỏ các tòa nhà khỏi môi trường thực, đặt các mô hình của kiến trúc mới vào đó. Điều này, đã tạo ra một công cụ hữu ích giúp họ có thể khám phá quy hoạch thành phố với chi phí cực thấp, những khả năng này cách đây vài năm chỉ là tưởng tượng.

Khi Việt Nam hòa nhập vào thị trường khoa học và công nghệ thế giới sẽ tạo áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, nhưng cũng đồng thời tạo động lực cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đổi mới công nghệ , tăng năng suất lao động… Doanh nghiệp có thể mở rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế; thực hiện giao dịch và tiếp nhận công nghệ…

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, thị trường khoa học và công nghệ ngày càng khẳng định vai trò quan trọng khi Việt Nam đã tham gia vào thị trường toàn cầu và trước bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, những quy định pháp lý, cơ chế, chính sách là công cụ quan trọng để thiết kế, tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, minh bạch cho đối tượng tham gia vào hoạt động giao dịch của thị trường trong nước, cũng như hội nhập với quốc tế.

 

Chính vì vậy, bước sang giai đoạn 2021-2030, định hướng phát triển thị trường khoa học và công nghệ của Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Điển hình, nghiên cứu cứu xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chế độ báo cáo thông kê về thị trường khoa học và công nghệ…

Các đơn vị liên quan sẽ tiếp tục dự thảo và đề xuất cơ chế, chính sách liên thông thị trường khoa học và công nghệ với thị trường hàng hóa, tài chính, lao động… Đặc biệt, cơ chế đối tác công tư, liên kết viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hoạt động giao dịch, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, vấn đề cấp thiết hiện nay là tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế hoàn trả giá trị tài sản là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nhà nước giao quyền sở hữu khi tham gia thị trường khoa học và công nghệ. Cơ chế giao quyền sử dụng tài sản là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ và phân chia lợi nhuận với Nhà nước từ việc thương mại hóa kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Cùng với đó, Việt Nam cần thúc đẩy đầu tư và phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong sự kết nối với thị trường toàn cầu và khu vực, sớm thiết lập mạng lưới kết nối và đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu nhân tài người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và cổng thông tin về thị trường khoa học và công nghệ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ và hệ tri thức Việt số hoá, chia sẻ dữ liệu giữa bộ, ngành và địa phương để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế.

Hướng tới thương mại hóa sản phẩm

Nhiều chuyên gia cho rằng, muốn thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh thì cần tháo gỡ những rào cản trong khai thác sở hữu trí tuệ, khơi thông thị trường và kết nối quốc tế.

Theo Tiến sĩ Đỗ Thị Hải Ninh, Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, khoa học và công nghệ hiện nay được xem là công cụ tối ưu để gia tăng sức cạnh tranh và chất lượng của mọi loại sản phẩm và dịch vụ. Hoạt động chuyển giao tri thức về thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ là một trong những tiền đề nhằm thúc đẩy nền kinh tế tri thức và thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội đất nước.

Tuy vậy, tình hình thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ từ đơn vị nghiên cứu còn thiếu hiệu quả, bên cạnh những vấn đề về nhiều kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa có tiềm năng thương mại hóa, năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp còn thấp. Cùng với đó, cần xét đến những vấn đề liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, quy định phân chia lợi nhuận trong hoạt động chuyển giao khoa học và công nghệ… cũng được đánh giá là  rào cản trong thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ ra thị trường.

Hơn thế nữa, vấn đề lớn nhất vẫn là thiếu hoạt động đào tạo nhằm trợ giúp và thúc đẩy hoạt động thương mại hoá sản phẩm khoa học và công nghệ. Vấn đề này đã từng được xác định như một trong ba lỗ hổng lớn của hoạt động thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học là phát triển công nghệ mới, đào tạo kỹ năng thương mại hoá và cơ chế cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Trước yêu cầu khơi thông thị trường, Chương trình 2075 (Quyết định số 2075/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020) được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 là dấu mốc quan trọng giúp cho thị trường khoa học và công nghệ đã khẳng định từng bước hoàn thiện theo đúng xu hướng hội nhập quốc tế và có những tác động ban đầu quan trọng. Cụ thể, sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình 2075 đã phê duyệt được 63 nhiệm vụ trên tổng số hơn 500 đề xuất đăng ký, tương đương trung bình mỗi năm có khoảng trên 100 đề xuất đăng ký tham gia chương trình 2075. Tổng kinh phí thực hiện của 63 nhiệm vụ phê duyệt trong 5 năm qua là 340 tỷ đồng.

Thông qua chương trình này, nhiều doanh nghiệp đã tham gia tích cực vào việc triển khai các dự án tiếp thu làm chủ công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ bằng việc đối ứng nguồn vốn, nhân lực và các trang thiết bị cần thiết. Tổng kinh phí được huy động từ doanh nghiệp để triển khai nhiệm vụ thương mại hóa đạt 111,3 tỷ đồng. Kết quả thực hiện chương trình 2075 cho thấy, tốc độ tăng giá trị giao dịch các hàng hoá khoa học và công ng